Sau đây là các bước cơ bản giúp bạn lập kênh trên YouTube (YouTube channel), bài viết cũng đồng thời cho bạn một số mẹo để thu hút khán giả đến với kênh YouTube của mình.
1. Vào website sau để xem cách thiết lập tài khoản: https://www.youtube.com/create_channel
2. Tạo icon cho kênh và có thiết kế riêng:
a. Biểu tượng/icon của bạn sẽ là hình profile của kênh, nó sẽ xuất hiện mỗi lần bạn post trên YouTube. Size lý tưởng là 800×800 pixels.
b. Hình cover của kênh nên là một thiết kế ấn tượng liên tưởng đến thương hiệu của bạn. Hình ảnh này sẽ tự động điều chỉnh tùy vào thiết bị nên người thiết kế cho bạn cần nghiên cứu thiết kế sao cho hình ảnh khi co giãn không bị ảnh hưởng. Size lý tưởng là 2560 x 1440 pixels.
c. Để tìm hiểu thêm về cách tối ưu hóa kênh, hãy vào website: https://www.youtube.com/yt/playbook/channel-optimization.html
3. Tạo và upload trailer giới thiệu cho kênh: Hãy xem trailer như một lời mời, khi một người ghé thăm kênh của bạn, đây là cơ hội đầu tiên (và cũng có thể là duy nhất) bạn có để biến người đó thành khán giả trung thành. Hãy sáng tạo một video quảng cáo ấn tượng thuyết phục người xem theo dõi kênh của bạn lâu dài. Để tìm cảm hứng, bạn có thể xem trailer sau: http://bit.ly/1zNy8m2
4. Phần About giới thiệu về kênh của bạn:
a. Viết mô tả về kênh. Mô tả nên ngắn gọn và hấp dẫn, sử dụng từ khóa mà khán giả của bạn thường dùng để tìm kiếm.
b. Để lại thông tin liên lạc để người dùng có thể liên lạc trực tiếp với bạn. Nhớ kiểm tra email thường xuyên.
c. Link kênh YouTube với các tài khoản mạng xã hội khác, tuy nhiên chú ý các kênh liên
5. Bạn có 15 giây để quyến rũ người xem:
Đa số người xem sử dụng 15 giây đầu tiên để quyết định có xem tiếp 1 video hay không – bạn có càng nhiều video mà người xem coi từ đầu đến cuối, kênh của bạn càng có thứ hạng cao khi tìm kiếm:
a. Mở đầu video bằng hình ảnh hoạt hình, áp dụng cho tất cả video.
b. Kích thích tò mò của người xem hoặc có MC giới thiệu sơ sơ về nội dung video.
c. Bắt đầu bằng một video giới thiệu nhanh cái gì sắp tới.
6. Hãy kêu gọi hành động trong video: nếu bạn yêu cầu người dùng làm gì đó, có thể họ sẽ làm, ví dụ như kêu người dùng like, chia sẻ, bình luận. Chỉ kêu gọi một thứ một lần, điều này hiểu quả hơn kêu gọi nhiều thứ một lúc. Kêu gọi hành động có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong video, tuy nhiên cần nhất là lúc kết thúc.
7. Đừng quên Metadata/thẻ nội dung:
a. Tựa của video:
i. Viết tựa dựa vào từ khóa và tối ưu hóa khả năng được click.
ii. Hãy sử dụng kĩ thuật của các tạp chí lá cải – tuy nhiên cần nhớ là đừng treo đầu dê bán thịt chó vì nếu người dùng không xem từ đầu đến cuối, kết quả tìm kiếm của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
iii. Tìm hiểu thêm về YouTube metadata: https://www.youtube.com/yt/playbook/metadata.html
b. Mô tả video:
i. Chỉ có 2 cầu đầu là được nhìn thầy ngay lập tức. Cần trung hòa từ khóa, mô tả và việc link vào website trong 2 câu này.
ii. Những mô tả chi tiết viết sau, người dùng quan tâm sẽ bấm để xem thêm
c. Sử dụng tag – luôn luôn:
i. Những từ khóa đặc biệt thường sẽ thu được lượng tìm kiếm tốt hơn bởi bạn có ít cạnh tranh, tuy nhiên điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ đối tượng khác hàng của bạn.
ii. Những từ khóa quan trọng cần viết xuống đầu tiên trong danh sách.
iii. Sử dụng câu cho cụm từ khóa (nhiều từ khóa trong một tag).
iv. Thử nghĩ xem khách hàng tìm năng của bạn sẽ tìm kiếm cái gì.
d. Sử dụng thumbnails đặc biệt:
i. Thumbnail sẽ hiện ra đầu tiên, trước cả khi video được play. Người ta nhìn thumbnail rồi mới quyết định xem video hay không.
ii. Hãy chọn thumbnail giới thiệu về video của bạn một cách thật hấp dẫn.
iii. Hình ảnh sử dụng nên có chất lượng tốt với size lý tưởng là 640 x 360 pixels. Hình ảnh nên đẹp cho dù ở khuôn lớn hay nhỏ.
iv. Thumbnail thường nhỏ nên cần tránh các gọc chụp xa, góc gần là tốt nhất.
v. Đối với tựa, hình ảnh cần thể hiện đúng nội dung của video.
vi. Tìm hiều thêm về Thumbnails: https://www.youtube.com/yt/playbook/thumbnails.html
e. Sử dụng Annotations để tăng lượt xem, tương tác và subscribers:
i. Annotations cho phép bạn chèn chữ vào video và tương tác với video.
ii. Tăng tính thuận lợi bằng cách giới thiệu về tập mới hay mời ghé thăm kênh của bạn.
iii. Tăng tương tác bằng cách sử dụng annotation kêu gọi hành động.
iv. Cung cấp thêm thông tin thông qua annotations.
v. Annotations thường được thiết kế đặc biệt với lựa chọn về size, màu, hình thức, link và thời gian.
v. Tránh để annotations vào 1/3 cuối của video và trên đầu video vì đây là nơi hiện quảng.
vii. Tránh cho quá nhiều annotations vào 1 video vì chúng có thể gây sao nhãng
viii. Tìm hiểu thêm về annotations: https://www.youtube.com/yt/playbook/annotations.html
f. Phân tích và học hỏi từ YouTube Analytics:
i. Hãy chú ý đến các số liệu về kênh và video của bạn. Nếu bạn muốn cải thiện nội dung, bạn cần biết khán giả của bạn là ai, họ tới từ đâu và cách họ tương tác với video. Sau đó bạn chỉnh lại video từ những gì bạn đã học.
ii. Tìm hiểu thêm về YouTube analytics: https://www.youtube.com/yt/playbook/yt-analytics.html