Một thông điệp sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu nó không được nghe thấy? Tuy nhiên, để được lắng nghe, trước tiên bạn phải vượt qua được những người khác vì họ cũng muốn thông điệp của họ được lắng nghe. Bây giờ bạn sẽ học cách để tương tác với độc giả của mình, điều này sẽ làm cho chiến dịch lan tỏa.
- Câu chuyện nên ngắn gọn. Sử dụng ngôn ngử đơn giản và thẳng vào vấn đề.
- Hãy chọn một tiêu điểm. Bạn có thể muốn nói rất nhiều vấn đề trong một câu chuyện nhưng tốt nhất thì chỉ nên tập trung vào một thứ.
- Hãy thực tế. Không khó để phát hiện ra những lời nói dối trên internet. Bạn không nên đánh mất uy tín và cơ hội để câu chuyện của bạn có thể thực sự tạo được sức ảnh hưởng, hãy bám vào sự thật.
- Cá nhân hóa câu chuyện bằng một nhân vật. Người ta sẽ dễ có đồng cảm hơn khi sự việc được nhân cách hóa. Cho câu chuyện của bạn một nhân vật chính, nhưng phải cẩn thận để bảo vệ danh tính của những người ở trong vòng nguy hiểm.
- Miêu tả vấn đề. Câu chuyện cần sự mâu thuẫn để trở nên thú vị. Liệt kê ra các khó khăn mà nhân vật gặp phải và những việc cần làm để giải quyết.
- Lồng bối cảnh cho những thách thức. Cái gì phải nhân vật chính cần làm (và làm thế nào mọi người có thể dễ dàng giúp đỡ) để khắc phục tình trạng? Chọn một thách thức cho mỗi câu chuyện. Nếu bạn yêu cầu quá nhiều thứ thì người đọc sẽ cảm thấy ngộp và ngại giúp bạn.
- Hãy tưởng tượng cách giải quyết. Mô tả cách mà mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn với sự thay đổi đơn giản này. Vẽ một bức tranh về sự thành công có thể khuyến khích mọi người theo đuổi nó.
Giật tít. Có những công thức để giật tít hiệu quả hơn những cái khác. Bạn cần nhớ “treo đầu dê thì bán đúng thịt dê”, ví dụ như, tiêu đề của bạn là “5 cách để giúp đỡ người dân Syria” thì ở phần nội dung bạn cũng nên liệt kê 5 cách đơn giản mà người đọc có thể giúp người dân Syria.
- “Cảnh báo: […].” (Ví dụ:. Cảnh báo: Nếu bạn bị bắt ở Syria, liệu bạn có sống sót nổi?)
- “Làm sao […] khiến tôi […]” (Ví dụ:IS đã biến tôi thành nô lệ thế nào?)
- “Nếu bạn […], bạn có thể […].” (Ví dụ: Nếu bạn online, bạn có thể giúp những người Syria.)
- “[…] cách để […].” (Ví dụ: 5 cách để giúp những người Syria)
- “Bạn có […]?” (Ví dụ: Bạn có tự do? Chúng tôi không. Hoặc bạn có phải người Samaritan nhân hậu?)
MẸO: Những câu hỏi truyền thống như Ai? Làm gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Lám thế nào? vẫn là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để thông điệp của bạn đến được độc giả, bạn cần liên kết với người đọc theo một cách cá nhân hơn.